Cánh đồng bất tận

canhdong

Nguyễn Ngọc Tư khiến cho người đọc phải xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ trên cánh đồng bất tận là cuộc đời rộng mênh mông. Cánh đồng ở đây là cuộc đời, là cõi nhân gian bất tận những vui buồn, hạnh phúc và hy vọng của kiếp người. Sự tan vỡ của gia đình bé nhỏ trong tác phẩm này là tất yếu sau sai lầm của người mẹ và sự mê đắm vào việc trả thù của người cha. Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm như là những nạn nhân, lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những cử chỉ trìu mến của người thân. Điều đó đã lay động trái tim hàng nghìn độc giả.

 

Không ai qua sông

 

khong_ai_qua_song

 

Khép sách lại, tôi vẫn còn bị ám ảnh câu chuyện của nhân vật Nhí trong truyện ngắn Lời yêu. Đó là đời một cô gái quê lấy chồng Hàn Quốc; ngày đi, phơi phới, ngày về  là nắm tro tàn trong giỏ xách tay của mẹ. Truyện mở đầu: “Nhí quay lại Nhơn Thành, người trong xóm ra trước nhà chờ đón. Mẹ Nhí đi cùng con cả một đoạn đường dài, không biết trên máy bay có khóc, nhưng đến đầu xóm mặt giăng một màn nước mắt, chân bước hụt bước hao. Ai cũng kêu mau quá, đám gã Nhí như mới đây thôi, bữa đó nó còn giòn rụm nói cười, hát “60 năm cuộc đời”, giờ thành tro nguội bụi lạnh”. Gần cuối truyện, là đoạn văn này: “…Tụi con gái trong xóm đi tìm những anh Hi-ếc khác. Ngay cả Nhí, người ra đi đầu tiên đã trở về, trong giỏ mẹ. Bà vẫn băn khoăn con nhỏ bốn mười bảy ký, giờ sao chỉ còn vài nắm, không biết người ta có đốt sót mẩu nào không”.

 

Sông 

song

Những tâm hồn thương tổn đi dọc sông Di gặp và chứng kiến những mảnh đời khác, thăng trầm như sông, mong manh như sông của những đêm bất ngờ sạt lở cuốn cả làng đi mất. Người già ngậm nỗi niềm nước mắt, người trẻ giữ giằng xé mênh mông; đàn ông sống chậm rãi, bất cần, đàn bà cũng chơi vơi nghiêng ngả. Sông với rừng oằn mình trong thao thức nhức nhối về sự ô nhiễm, hủy diệt xói mòn. Những con người lần lượt biến mất để lại nỗi ám ảnh theo dọc sông Di.

Nhưng có lẽ số phận của nhân vật chính Ân sau cùng mới để lại nhiều day dứt nhất. Phía cuối hành trình, cậu cũng biến mất giữa dòng sông như thể chưa từng hiện hữu. Một cuộc tìm lại hình hài khắc nghiệt khi cậu không có quyền thay đổi giới tính, không có quyền lựa chọn hạnh phúc và nhen nhóm trong trái tim yêu thương ấy là sự ghen tị, ích kỷ cũng nằm ở đỉnh điểm không thể tách rời. Sông chứng kiến tất cả và cũng cuốn đi tất cả. Mạch chuyện cứ chậm rãi như những dòng chảy nhưng lại có một sức thu hút kỳ lạ, hành trình khám phá Sông không còn là của riêng các nhân vật mà những trang chữ cũng như con thuyền đưa người đọc về thượng nguồn.

 

Đong tấm lòng

dong-tam-long

Những đặc tính của thói quen “sống hôm nay chẳng cần biết đến ngày mai”, tính “chịu chơi, xả láng” của người nông dân miệt vườn được Nguyễn Ngọc Tư phác lại với giọng văn tưởng như nhẹ nhàng nhưng ẩn trong đấy là một sự rưng rưng thương cảm. “… Người đàn bà kéo cá dưới ao lên đãi khách cho chồng, rồi bưng tô cơm nguội ăn với muối tiêu” (bài “người nơi biên giới”). Hay câu chuyện người ta bày đặt đổi vợ đổi chồng cho nhau trong “Miền Tây không có gì lạ”, bởi theo chị ở miền Tây, không có chuyện gì là không thể xảy ra.

 

Giao thừa

giao-thua_1

 

Hai bé gái dễ thương đáng yêu phải tách nhau ra vì ba chúng không đủ khả năng để nuôi. Những mong chờ, lúng túng, hoang mang của người mới lần đầu làm mẹ. Những mối tình chân phương mộc mạc… qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những thứ tưởng chừng như bình thường ấy lại đi vào lòng người đọc một cách đơn giản nhất nhưng cũng sâu sắc nhất. Đọc truyện Giao thừa nói riêng hay của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, cái buồn vẫn man mác, nhẹ tênh nhưng lại sâu lắng, đọng lại rất lâu trong lòng người đọc. Để rồi, khi đi qua nơi nào đó, khi gặp những mãnh đời thực ta lại thấy sao mà giống những nhân vật Lương, Đào Hồng, Diệu…trong truyện của chị đến vậy.

 

Đảo

dao

16 truyện ngắn, không thể ngắn hơn. Có thể nói đó là những bài thơ viết bằng văn xuôi về số phận của những con người tranh đấu trong tuyệt vọng để được nhìn thấy.

Những truyện ngắn cho thấy dường như Nguyễn Ngọc Tư đang ra khỏi hiện thực của những cánh đồng để tìm đến vùng hỗn mang tâm trí con người.

 

Xa xóm mũi

1-xa-xom-mui

“… Sương vẫn còn giăng trắng ngầu ngầu chỗ rặng đước sau dãy nhà san sát bên kia kinh. Ông ngoại mặc bộ đồ bà ba nâu mới nhất mượn xuống máy của chú Tư đưa bầy con nít ra huyện. Máy nổ giòn tan, chân vịt đặt bủm xuống nước, chiếc xuồng từ từ ra khỏi bến. Ông ngoại chạy chậm thiệt chậm để còn thời gian cho thằng Đức rướn cần cổ lên, kêu:

– Má đừng buồn nghe, mai mốt con về.

Ngoại cười:

– Cái thằng, thì mơi mốt ngoại với má mày cũng ra thăm. Í, mắc mớ gì mà con khóc. Thiệt tình, cái thằng, đàn ông con trai gì mà mít ướt quá.

Thằng Đức quệt nước mắt ngượng ngùng cười, cuối cùng, nó không quên ngó về cửa sông thầm làm một cái vẫy chào ba nó.

Phía có ba là biển.”

 

(Sách hiện có tại thư viện trường)