Qui Chế Thi THPT Quốc Gia 2018

  1. Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

  1. Xếp loại hạnh kiểm:

Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm

  1. Loại tốt:
  2. a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
  3. b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
  4. c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
  5. d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

  1. e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  2. g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
  3. Loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

  1. a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
  2. b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
  3. c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
  4. d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực

  1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
  2. a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
  3. b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
  4. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).

Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp

  1. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
  2. a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
  3. b) Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

à Đối với học sinh lớp 12: Không đủ điều kiện dự thi THPT quốc gia.

II.Những điểm cơ bản liên quan đến thí sinh trong Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế thi).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Điều 3. Bài thi.

Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT.

  1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Lưu ý:

+ Thí sinh đã đăng ký hai bài thi tổ hợp, bắt buộc phải dự thi cả hai bài.

+ Đề thi THPT quốc gia năm 2018 của thí sinh sẽ không chỉ nằm trong chương trình lớp 12 mà có cả chương trình lớp 11¢CMHS và học sinh cần cân nhắc khi chọn 1 bài thi tổ hợphay chọn cả 2 bài thi tổ hợp.

  1. Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI;

TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI; TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH

Điều 12. Đối tượng và điều kiện dự thi

  1. Đối tượng dự thi
  2. a) Người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi;
  3. Điều kiện dự thi
  4. a) Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.
  5. b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém.
  6. Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX (gọi chung là Hiệu trưởng trường phổ thông) hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trước ngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương VIII

XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

Điều 37. Điểm xét tốt nghiệp THPT

  1. Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) gồm: điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.

“1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.”

III.Những điểm sửa đổi, bổ sung liên quan đến thí sinh

 Theo Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế thi).

Điểm a khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

  1. a) Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thủ tục, đúng thời hạn;

Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

  1. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Khoản 1 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Lưu ý: Điểm liệt của bài thi và môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp là 1,0 (một) điểm.

Khoản 6 Điều 49

“6. Hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

  1. a) Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích;
  2. b) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;
  3. c) Để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức;
  4. d) Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác;

đ) Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.”

Điều 2. Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT

  1. Bỏ từ “bệnh binh” trong cụm từ “người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh” tại gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a và gạch đầu dòng thứ hai, gạch đầu dòng thứ ba điểm b khoản 1 Điều 36¢Bỏ cộng điểm ưu tiên đối với con của người được hưởng chính sách như bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên…
  2. Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2018.
  3. Hỗ trợ về Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia:

– Hỗ trợ qua email: hotrothi2018@moet.gov.vn (ghi trên bảng); từ ngày 01/4/2018 đến ngày 22/8/2018.

– Hỗ trợ qua điện thoại (trong giờ hành chính): 024-32181385; 024-32181386.

+ Đợt 1: Từ ngày 01/4/2018 đến ngày 25/4/2018.

+ Đợt 2: Từ ngày 22/6/2018 đến ngày 01/8/2018.

  1. Hỗ trợ về xét tuyển đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy:

– Hỗ trợ qua email: hotroxettuyen2018@moet.gov.vn (ghi trên bảng); từ ngày 01/4/2018 từ ngày 22/8/2018.

– Hỗ trợ qua điện thoại (trong giờ hành chính): 024-32181385; 024-32181386.

+ Đợt 1: Từ ngày 01/4/2017 đến ngày 25/4/2018.

+ Đợt 2: Từ ngày 16/7/2017 đến ngày 22/8/2018.

  1. Đọc và phân tích toàn văn Điều 49 của Quy chế thi – Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi.à Khuyến cáo phụ huynh và học sinh cần tránh những hành viđể không vi phạm Quy chế thi và nên có sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý để học sinh an tâm và làm bài thi hiệu quả. Lưu ý thí sinh tuyệt đối không mang tài liệu, thiết bị bị cấm và điện thoại di động khi đi thi,…

Điều 49. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi

Mọi vi phạm quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.

  1. Khiển tráchđối với những thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác. Hình thức này do CBCT quyết định tại biên bản được lập.
  2. Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
  3. a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách;
  4. b) Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác;
  5. c) Chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCT quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).

  1. Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
  2. a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
  3. b) Mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi;
  4. c) Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
  5. d) Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi;

đ) Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

CBCT trong phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định.

Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm.

  1. Trừ điểm bài thi
  2. a) Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó.
  3. b) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của môn đó.
  4. c) Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.
  5. d) Cho điểm 0 (không):

– Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi;

– Có hai bài làm trở lên đối với một bài thi hoặc một môn thi thành phần;

– Bài thi có chữ viết của hai người trở lên;

– Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.

đ) Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi hoặc môn thi thành phần nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi hoặc môn thi thành phần đó; không được tiếp tục dự thi các bài thi hoặc môn thi thành phần tiếp theo; không được sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

  1. e) Việc trừ điểm bài thi nêu tại điểm c và d khoản 4 của Điều này do Trưởng ban Chấm thi quyết định căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng môn chấm thi.
  2. Huỷ bỏ kết quả thi đối với những thí sinh:

– Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

– Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;

– Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.

Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.

  1. Đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này.
  2. VI. Lịch thi THPT quốc gia 2018

 

Ngày Buổi Bài thi/

Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp

Thời gian

làm bài

Giờphát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu

làm bài

24/6/2018 SÁNG 08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi
CHIỀU 14 giờ 00: Thí sinh đến phòng thi,làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin ĐKDT (nếu có)và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi.
25/6/2018 SÁNG Ngữ văn 120 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
CHIỀU Toán 90 phút 14 giờ 20 14 giờ 30
26/6/2018 SÁNG Bài thi KHTN Vật lí 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
Hóa học 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35
Sinh học 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35
CHIỀU Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 20 14 giờ 30
27/6/2018 SÁNG Bài thi KHXH Lịch sử 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
Địa lí 50 phút 08 giờ 30 08 giờ 35
GDCD 50 phút 09 giờ 30 09 giờ 35
CHIỀU Dự phòng