Hồn Trương Ba da Hàng Thịt

truongba

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được lấy cảm hứng từ một truyện dân gian vẫn lưu truyền trong dân ta. Đó là một câu truyện kể về chuyện một người đánh cờ rất giỏi tên là Trương Ba, vì một nhầm lẫn của Nam Tào mà phải chết sớm, thương tình do ông có tài, Đế Thích là một tiên cờ và cũng là người thường xuyên đánh cờ với Trương Ba đã cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt.

Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: “Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm”.

Từ bục giảng đến văn đàn

vandan

Nét chung nhất của những bài viết trong tập này là sự kết hợp văn phong khoa học và nghệ thuật khắc hoạ chân dung. Hầu hết những nhà giáo- văn nhân ở đây đều từng sống qua hai chế độ đối nghịch, cách ứng xử của họ là một bài học, hơn nữa là một nghệ thuật để lại cho đời sau. Mỗi người đều có một “cuốn sổ bình sinh”, dày hay mỏng, cho hậu thế soi mình. Cắt nghĩa thái độ và con đường lập nghiệp của họ đòi hỏi một cái nhìn vừa điềm tĩnh khách quan, vừa thấu đáo nhân tình. – GS Huỳnh Như Phương.

An Tư

antu

An Tư- số phận một cá nhân cũng là tiêu biểu cho những hy sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư- tiểu thuyết về một bậc liệt nữ nhưng cũng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử đất nước trong đó có kinh thành Thăng Long, ở vào một thời điểm đầy thách thức nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

 

(Sách hiện có tại thư viện trường)