ba

Jean- Louis Fournier không phải là một người đàn ông mạnh mẽ, không phải là một thiên thần để có thể mỉm cười trước sự cay đắng của số phận, trước sự may rủi của trò xổ số di truyền học mà ông đã thua. Ông yếu đuối – nên đau buồn đến phát điên , đến quẫn trí, đến hằn học. Nhưng rồi ông vẫn tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu và hy vọng, vì chính hai đứa con mình, hai con chim sẻ còi cọc tội nghiệp mà ông đã mang chúng vào đời. Rồi học cách cười cợt nỗi đau khổ của mình, mỉa mai sự cay đắng của mình, sống chung với định mệnh của mình. Ông nhận ra mình, ngoài cõi lòng tan nát, vẫn còn hai đứa con, dù không đẹp đẽ xinh xắn, nó vẫn là thiên thần của ông, vẫn là những niềm vui bé nhỏ ngày ngày lấp đầy trái tim thương tổn của ông. Chúng tật nguyền, dị dạng, nhưng tình yêu của ông dành cho chúng là lành lặn và trọn vẹn.

Jean-Louis Fournier khiêm nhường trong câu chuyện của mình, không cố tô vẽ bản thân là một người cha mạnh mẽ. Ở cuối cuốn sách, đó là những lời tắc nghẹn “Tôi đã không may mắn. Tôi đã chơi trò xổ số di truyền học, tôi đã thua”, “Cuối con đường tôi đi là ngõ cụt, phần kết cuộc đời tôi là bế tắc”… Nhưng, giống như Thomas và Mathieu, cuốn sách và nỗi bất hạnh của ông lại mang tới những nghị lực để nâng đỡ nhiều người. Như lời nhận xét của Christine Jordis, Trưởng ban giám khảo giải Fémina: “Một cuốn sách hướng con người đến cái Thiện”. 

 

(Sách hiện có tại thư viện trường)